Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Tại sao phải học ngữ pháp Tiếng Anh?

Hiện nay, tại thị trường đã có rất nhiều trang web của các trung tâm Tiếng Anh có nội dung về các quy tắc và cấu trúc ngữ pháp cũng như rất nhiều bộ sách của họ phát hành cho người học. Tuy nhiên, các nội dung các trang web hay những cuốn sách đó thường xem xét ngữ pháp hay từ vựng dưới dạng là một quy tắc cần phải tuân thủ chứ không hề xét đến các yếu tố văn hóa, lịch sử nguồn gốc và sự tiện lợi khi sử dụng của người học.
Cách tiếp cận gây khó khăn cho người học có lẽ là rào cản lớn nhất khiến cho các bạn trẻ Việt Nam hiện nay đa phần vẫn đang phải chiến đấu với môn học Tiếng Anh một cách nặng nề với ý nghĩ rằng “Học thuộc là cách duy nhất để có thể nói được thành thạo tiếng Anh”.

Vây câu hỏi đặt ra rằng một người Việt ở thế hệ cũ nói thành thạo tiếng Anh thường trải qua các bước như thế nào?
Qua thực tế kinh nghiệm bản thân và một lượng lớn các ví dụ bằng chứng đến từ những người học khác, tác giả có thể kết luận như sau: 
- Bước 1 là bước học thuộc, đây là lối mòn ở các thế hệ cũ, kiến thức được học thuộc một cách quy củ trong bước này, dựa theo các tài liệu ngữ pháp cũ. 
- Bước 2 là bước ứng dụng, bước này chỉ dành cho một số lượng ít người đọc có cơ may được làm việc hoặc học tập ở môi trường quốc tế, ở bước này, họ ứng dụng các kiến thức học được ở bước 1 để vận dụng vào đời sống, công việc của mình. 
- Bước 3 là bước suy ngẫm quy tắc của tiếng Anh sau khi đã có thời gian học hỏi và tiếp xúc ở diện rộng, trải qua rất nhiều tình huống cản trở giao tiếp do cách học thuộc lòng sai lầm từ bước 1. 
Sau bước thứ 3, người đọc thường ngẫm ra quy tắc của tiếng Anh và theo quan điểm của một người nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả cho rằng những quy tắc sau cùng này chính là gốc của ngôn ngữ.
Vậy gốc của ngôn ngữ có đơn thuần là các quy tắc hay không, vậy gốc của ngôn ngữ chính là các kiến thức ngữ pháp học viên học thuộc? Trước khi xem xét gốc của tiếng Anh chúng ta hãy đi trả lời câu hỏi: Ngữ pháp tiếng Anh là gì và hình thành từ đâu. Trước khi có bảng chữ cái tiếng Anh được phát minh, loài người đã phát triển ngôn ngữ nói qua hàng triệu năm tiến hóa. Sau này, khi có bảng chữ cái tiếng Anh, ngôn ngữ nói được chuyển tải thành ngôn ngữ viết và lại qua hàng trăm năm nghiên cứu, con người nhận thấy một số quy tắc khi sử dụng ngôn ngữ của người bản địa, lúc này ngữ pháp được hình thành. Chúng ta có sơ đồ hình thành sau: 
Nhu cầu giao tiếp à Ngôn ngữ nói à Ngôn ngữ Viết à Ngữ pháp tiếng Anh

 Vậy ngữ pháp có thay đổi hay không? Ngữ pháp là bước chuyển đổi cuối cùng, dĩ nhiên sẽ thay đổi nếu nhu cầu giao tiếp thay đổi. Do những nguyên nhân bên trên, ngữ pháp không thể là gốc của ngôn ngữ.
Vậy cái gì là gốc của ngôn ngữ? Egroup xin trả lời câu hỏi này dựa trên một câu hỏi khác: Nhu cầu giao tiếp có quy tắc hay không? Nhu cầu giao tiếp có quy tắc phụ thuộc vào tình huống sử dụng của người dùng.
Ví dụ như tất cả ngôn từ phải được sử dụng một cách ngắn gọn, nhanh chóng truyền đạt được ý tới người nghe trong một số tình huống khẩn cấp (như kêu cứu hay báo động), hay lại phải sử dụng một cách cẩn thận kỹ lưỡng, lịch sự nếu người nói đang tham gia vào những cuộc hội thảo hay họp quan trọng. 
Vậy có thể hình dung gốc của ngôn ngữ phải là sự tiện lợi cho cách hiểu của người sử dụng, do đó gốc của ngôn ngữ phải tính toán đến các yếu tố về lịch sử và văn hóa. Gốc này sẽ được giải thích kỹ càng trong từng phần từ vựng và ngữ pháp bên dưới


Các khóa mất gốc tại Egroup được xây dựng theo các bước ngược lại các bước ở bên trên: 
- Bước 1 là bước học viên được cung cấp đầy đủ các “gốc” ngôn ngữ bao gồm cách hiểu đúng về ngữ pháp và từ vựng,
- Bước 2 là bước áp dụng đưa vào thực tế. Theo lộ trình này thì học viên được tiết kiệm bước thứ 3, cũng là bước kéo dài nhất trong quá trình học tiếng anh của học viên, đây là nguyên chính khiến cho việc học thành thạo ngôn ngữ của người đọc sẽ chỉ diễn ra vài tháng thay vì vài năm như cách học và kiến thức cũ trước đây.